Quan
hệ Việt Nam và Pháp đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng qua nhiều giai đoạn. Hai nước
đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 và đã thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược vào năm 2013.
Điều đó thể hiện sự tin cậy, nâng cấp về chính trị và mở ra chiều sâu mới trong
quan hệ hợp tác. Sự phối hợp của cả hai trong các vấn đề khu vực, quốc tế không
ngừng được tăng cường.
.jpg)
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh TTXVN.
Hai
bên thường xuyên duy trì các chyến thăm lẫn nhau. Trong chuyến thăm gần đây nhất
(năm
2021) của Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính có ý nghĩa hết sức quan trọng, đưa hợp tác Việt Nam – Pháp ngày
càng chặt chẽ hơn và nhất là đáp ứng được yêu cầu của cả hai nước trong giai đoạn
phát triển hiện nay.
Chuyến thăm của
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tăng cường lòng tin chiến lược, quyết tâm đưa các
khuôn khổ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực tiếp tục đi vào chiều
sâu, thực chất và hiệu quả hơn nữa; đẩy mạnh hợp tác qua các kênh Nhà nước,
Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân, sớm nối lại các cơ chế hợp tác giữa
các bộ ngành và địa phương cũng như giao thương, đi lại giữa hai nước; đồng
thời cùng nỗ lực tăng cường hợp tác trong phục hồi và phát triển kinh tế, tạo
điều kiện để hàng hoá tiếp cận thị trường của nhau.
Hiện tại, tính đến ngày 20-12-2021,
Pháp thuộc tốp dẫn đầu nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai với 367 dự án, đứng
thứ 16/140 quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam, với
tổng vốn đăng ký trị giá trên
3,6 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt gần 6,35 tỷ
Euro (7,3 tỷ USD) trong năm 2020, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Pháp lượng
hàng hóa trị giá 5,38 tỷ Euro và nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 965 triệu
Euro.
Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Pháp đạt hơn 2,21 tỷ Euro, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Pháp
xuất sang Việt Nam lượng hàng hóa trị giá 507,2 triệu Euro, tăng 33,3%. Các mặt
hàng chính Pháp nhập khẩu từ Việt Nam là giày dép, hàng dệt may, thủy hải sản
và các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngoài
ra, Pháp cũng đang hợp tác, triển khai nhiều dự án trong các lĩnh vực môi trường,
quy hoạch đô thị, đào tạo nghề, Pháp ngữ, du lịch, văn hóa v.v…
Đồng Nai là tỉnh phát triển, có nhiều khu công nghiệp, hiện
có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trong đó có Pháp với 22 dự án, tổng
vốn đăng ký trên 227
triệu USD. Bên cạnh đó, trong những năm
qua, tỉnh Đồng Nai đã thiết lập quan hệ
hợp tác với 02 địa phương của Pháp, đó và vùng Rhône-Alpes và vùng Bretagne.
Trong
lĩnh vực giáo dục, Đồng Nai được chọn đưa chương trình dạy tiếng Pháp vào trường học từ năm
học 2002-2003, hiện tại có trên 300 em học sinh đang theo học Pháp ngữ trên các
trường trên địa bàn tỉnh. Trải qua 19 năm triển khai, việc dạy và học tiếng Pháp luôn được duy trì, phát triển
và đạt được những thành quả nhất định.
Ngoài ra, các hoạt động đối ngoại nhân dân cũng được tỉnh
chú trọng thông qua hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tỉnh. Sau bốn năm đi
vào hoạt động, Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tỉnh đã sớm
ổn định tổ chức; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
nhiều sự kiện có ý nghĩa thiết thực như: Tổ chức họp mặt kỷ niệm 45, 46, 48 năm
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, ngày quốc khánh nước bạn, tổ chức Chương trình giao lưu, trao đổi về cơ hội học tập
tại Pháp, hội thi vẽ tranh, giao lưu với Viện Pháp và Tổng Lãnh sự quán Pháp tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, quan
hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đang trên đà phát triển tích cực, ngày
càng đi vào thực chất, hiệu quả trên mọi mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế,
thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục. Hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023. Tại tỉnh
Đồng Nai, trong những năm qua, các hoạt động hợp tác cũng được đẩy mạnh, đặc
biệt là giao lưu nhân dân. Đây cũng chính là những bước đệm, tạo tiền đề cho
các lĩnh vực khác trong tương lai.
Cơ Nhiếp