Lào là một đất nước của lễ hội vì người Lào có lễ hội diễn ra suốt mười
hai tháng trong năm.
Lễ
hội truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa
và tinh thần của người dân Lào. Lễ hội là
dịp quan trọng để thực hiện các nghi lễ dân
gian,
gắn
với văn hóa tâm linh tôn giáo
tín ngưỡng, đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền, với nhiều ý nghĩa quan trọng. Trong
bài viết này, chúng tôi giới thiệu cho độc giả một lễ hội của người dân Lào, đó
chính là lễ hội Bun Khoun Khoan Khao của người Phu Thai, huyện
Songkhone, tỉnh Savannakhet.
Lễ hội Bun Khoun Khoan Khao của người Phu Thai,
huyện Songkhone, tỉnh Savannakhet
Theo
thống kê trong công trình nghiên cứu của tác giả Loungfa Khantivong “Biến đổi lễ hội ở Lào: Từ đổi mới (1986) qua trường hợp lễ hội Bun Khoun Khoan Khao của người Phu Thai,
huyện Songkhone, tỉnh Savannakhet”, người Phu Thai ở Savanakhet chỉ chiếm 15% cơ cấu dân số của tỉnh, hầu hết tập trung tại huyện Songkhone, thường sống cộng cư với người Tày, Bru.
Họ chủ yếu là nông dân, sử dụng phương pháp canh tác truyền thống là đốt nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Người Phu Thai sử dụng ngôn ngữ Tày Tây Nam được sử dụng tại Lào và Thái Lan. Đến
nay, họ vẫn duy trì nếp tự sản xuất và mặc quần áo truyền thống trong sinh hoạt thường ngày dù đã được tối giản đi
để phù hợp với công việc được gọi là sin-chok.
Còn về tín ngưỡng, theo khảo sát của tổ chức Hệ thống khoa học trái đất (Earth System) thì tôn giáo chính của
người
Phu Thai ở
Songkhone là đạo
Phật theo thuyết vật linh chiếm 96%,
còn lại là người dân theo đạo cơ
đốc giáo.
Lịch sử hình thành
lễ hội Bun Khoun Khoan
Khao
Trong
văn hóa tâm linh của người dân Phu Thai, Nữ thần gạo Nang Khosop được người dân thờ phụng để cầu xin vụ mùa được
diễn ra thuận lợi trong suốt một năm. Nữ thần này còn có tên là Mae Khwan Khao có nguồn gốc là một vị thần trong truyền thuyết dân gian cổ đại của
người
Thái Lan.
Theo truyền thuyết, Nang Khosop
là cô gái đẹp sống giữa những
cánh đồng lúa tươi tốt được con người nuôi dưỡng. Nhưng một ngày nọ, một vị vua bất chính đã gây ra nạn đói bằng cách tích trữ hết lúa gạo của người dân để đổi lấy
vàng, voi và những hàng hóa xa xỉ khác cho mình. Trong những ngày khó khăn
của nạn đói, có một cặp vợ chồng nô lệ già đã vô tình gặp một ẩn sĩ
trong rừng. Họ tha thiết xin vị ẩn sĩ thỉnh cầu với Nang Khosop để phát gạo cho người dân,
nhưng nữ thần gạo đã tức giận và từ chối. Ẩn sĩ sau đó vì lo sợ cho tương lai của Phật pháp nên đã ra tay trừng trị Nang Khosop và biến
cô thành nhiều mảnh nhỏ. Kết quả mà các mảnh từ thân thể của Nang
Khosop rơi xuống trần gian và trở thành nhiều loại gạo khác nhau như gạo đen, gạo trắng, gạo cứng (khâu chao) và gạo nếp. Cặp vợ chồng già đã dạy con người cách trồng các loại gạo mới này bằng những hạt nhỏ và truyền bá các học
thuyết Phật giáo. Từ đó, cuộc sống con người trở nên no đủ hơn nhờ việc biết
trồng và sống nhờ lúa gạo. Chính vì vậy mà cứ hàng năm, sau khi kết thúc vụ
mùa, người ta lại gặt lúa mà mình đã gieo trồng được, chất thành tháp lúa cao và thỉnh cầu
tới
nàng Khosop, mong một năm tới lại
được ấm no.
Lễ hội Bun Khoun Khoan Khao có nhiều tên
gọi khác nhau như lễ cầu mùa, lễ hội mừng lúa mới, hội vía lúa… Về cắt nghĩa
tên của lễ hội này, chữ bun
là danh từ chỉ chung cho các lễ hội, chữ
khoun trong Khoun Khoan
Khao có nghĩa là gấp bội, khoan là vía, khao có
nghĩa là gạo, chứa đựng sự tri ân của bà con với mẹ Khoun Khao và mong muốn của bà convề một vụ mùa bội thu hơn nữa trong năm tới. Lễ hội Bun Khoun
Khoan Khao là một nghi lễ nông nghiệp được tổ chức hàng năm, được
người Phu Thai truyền qua nhiều thế hệ và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
tinh thần của
đồng bào.
Các
nghi lễ chính trong lễ hội Bun Khoun Khoan Khao
Phần lễ chính trong lễ
hội Bun Khoun Khoan Khao của
người Phu Thai gồm có ba nghi thức chính:
Lễ thỉnh thần do chủ tế hay người chủ trì lễ cúng được gọi là quan chẳm sẽ mời thần
linh cai quản ruộng nương về dùng lễ đã được chuẩn bị trong cà thông, đồng
thời xin cho thần tiếp tục bảo hộ mùa màng năm tới của bà con được bội thu hơn nữa. Lễ
hiến
tế là việc cung cấp thực phẩm, đồ vật hoặc cuộc sống của động vật
hoặc con người cho một mục đích cao hơn, đặc biệt là các thần linh, như
một
hành động của sự ủng hộ hoặc thờ cúng.
Sou kwan hay Baci –
Buộc chỉ cổ tay: Trong tín ngưỡng của người Phu Thai nói riêng và người Lào nói chung, sou kwan hay baci là một nghi thức rất quan trọng và nổi bật trong đời
sống tâm linh và thường được tổ chức trong những sự kiện lớn trong cộng đồng
và trong một đời người. Đối với người Phu Thai, họ cũng có cách giải thích riêng về mục đích và ý nghĩa
của nghi thức souk wan với cộng đồng dân tộc mình. Họ cho rằng các kwan trong con người dễ bị thất lạc từ những tác động do chấn thương, phiền não
về cả
thể xác lẫn tinh thần. Nhưng các pháp sư và nhà sư có thể khôi phục lại
các kwan này bằng nghi thức buộc chỉ cổ tay. Sợi chỉ giống như một giới hạn mà kwan không được phép bước qua. Dưới góc độ cộng đồng, người Phu Thai cho rằng tục buộc chỉ cổ tay là thể hiện cho sự đoàn kết, gắn bó giữa các người dân trong cộng đồng và mong ước cầu sức khỏe,
bình an.
Phần hội trong lễ hội Bun Khoun Khoan Khao
Phần hội được bắt đầu sau khi người chủ lễ tuyên bố kết thúc nghi lễ.
Phần hội trong lễ Khoun Khoan Khao trước đổi mới rất đơn giản và không có nhiều hoạt động giải trí, chủ yếu tập trung qua hai hoạt động là vui chơi, ca múa thông qua hình thức diễn xướng dân gian và tổ chức bữa ăn chung của cộng
đồng.
Cầu cho mùa màng bội thu
Đối với hình thức diễn xướng dân gian, các tiết mục mor lam “cây nhà
lá vườn” sẽ được biểu diễn. Người biểu diễn đơn thuần là những người nông
dân
trong vùng, nhưng mặc quần áo được cách điệu trong sặc sỡ và thu hút hơn, trang điểm và diễn xướng các bài ca lao động, làn điệu dân gian của dân
tộc
mình. Mor lam là một loại hình ca nhạc dân gian phổ biến ở Lào, Thái
Lan
và Campuchia, là hình thức kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, những câu nói đời thường với nghệ thuật biểu diễn.
Về ẩm thực lễ
hội, điểm nhấn của lễ hội chính là một bữa tiệc khổng lồ với thức ăn là những sản vật địa phương, cơm được nấu từ lúa mới thu hoạch. Những hoạt động
chuẩn bị tiệc có sự tham gia của cả cộng đồng, không phân biệt con trai
hay con gái, người già hay trẻ nhỏ. Vì vậy,
có thể nói đây là hoạt động cộng đồng mang tính gắn kết cao.
Nguyên
Hạnh