Từ những năm 20 của thế kỷ trước,
Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng và hòa bình
thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng giải phóng dân
tộc của nhân dân Việt Nam là “một trong những cải cách của cách mạng vô sản”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: tình hình thế giới liên quan mật thiết đến Việt Nam và hoạt
động của Việt Nam có muôn ngàn sợi dây liên hệ với bên ngoài.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu Liên Xô và nước ngoài dự
Đại hội 22 Đảng Cộng sản Liên Xô. Ảnh: TTXVN
Từ sự phân tích trên, Hồ Chí Minh
đòi hỏi Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và các tổ chức quần chúng do Đảng
thành lập phải xây dựng và phát triển các hoạt động đối ngoại bằng những hoạt
động cụ thể nhằm gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại không chỉ vì lợi
ích chân chính của dân tộc mình mà còn vì lợi ích quốc tế chân chính. Chúng ta
không chỉ biết tranh thủ sức mạnh của các dân tộc khác để thực hiện nhiệm vụ
của dân tộc mình, mà còn phải chủ động tích cực kết hợp sức mạnh của dân tộc
mình với sức mạnh của các dân tộc khác để thực hiện những mục tiêu của thời đại
là “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Hồ Chí Minh đã xác
định cho mình trách nhiệm đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam và “góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Tư tưởng nhất quán ấy được Hồ Chí
Minh truyền lại cho đồng bào, đồng chí chúng ta trong di chúc của người để lại
trước lúc đi xa: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta
đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí
Minh luôn luôn đòi hỏi phải có tình người, tình bác ái. Hồ Chí Minh viết: “Chữ người
nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước.
Rộng hơn nữa là loài người”.
Từ một cách tiếp cận khác về con
người, Hồ Chí Minh cho rằng: dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và hai hạng người:
người thiện và người ác. Hồ Chí Minh không chỉ khuyên dân mình:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Mà Người còn
dặn:
“Quan sơn muôn dặm một nhà
Vì trong bốn biển đều là anh em”.
Đây chính là cơ sở để Hồ Chí Minh
đề ra chủ trương đối ngoại và chính sách ngoại giao là xây dựng tình hữu nghị
đoàn kết, hợp tác giữa các dân tộc và các lực lượng có những mục tiêu chung,
những điểm tương đồng với Việt Nam.
Hồ Chí Minh quan niệm: việc xây
dựng tình hữu nghi đoàn kết hợp tác quốc tế được thực hiện theo phương châm “có
lý, có tình”.
Có lý là sự tuân thủ các nguyên
tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế: “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi”.
Có tình là trên cơ sở nguyên tắc
chung, mục tiêu chung cần tính đến những đặc điểm riêng, tình hình cụ thể của
đất nước.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin,
nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau đều là nhân tố không thể thiếu. Song, trong hai nhân tố đó, nhân tố
bên trong, nhân tố chủ quan luôn luôn giữ vai trò quyết định.
Bác Hồ
tiếp Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ảnh intenet
Vận dụng quan điểm của Mác đối
với nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định “đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta”, sự giúp đỡ của bên ngoài là quan trọng, nhưng “muốn người ta giúp cho,
thì trước đó mình phải tự giúp mình đã”. Theo Hồ Chí Minh, ta phải có thế, có
lực thì bên ngoài mới giúp đỡ và ta mới sử dụng sự giúp đỡ đó một cách có hiệu
quả, thế giới chú ý đến chúng ta khi chúng ta mạnh. Người kết luận: “phải trông
ở thực lực. Thực hiện mạnh ngoại giao sẽ thắng. Thực lực là cái chiêng và ngoại
giao là cái trống. Chiêng có to thì trống mới lớn”.
Vị thế nước ta trên thế giới ngày
càng được nâng cao thì công tác ngoại giao và khái niệm về ngoại giao ngày càng
được mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực: ngoại giao, ngoại giao nhà
nước, ngoại giao nhân dân, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa… và đối
ngoại: đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân là hoạt động quốc tế của các tổ
chức nhân dân.
Công tác đối ngoại nhân dân theo
Hồ Chí Minh, thực chất là công tác dân vận: vận động nhân dân nước ta và các
nước trên thế giới xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân với nhân dân vì hòa bình,
hữu nghị, hợp tác nhằm góp phần thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ,
hòa bình, hữu nghị và hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. Đối ngoại nhân dân không
phải là công tác nhất thời, ngẫu hứng mà là một sự nghiệp có ý nghĩa chiến
lược. Đối với các nước thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công
nhân, đối ngoại nhân dân xuất hiện ngay trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và mở đường cho ngoại giao Nhà nước khi giành được độc lập.
Bác Hồ thăm Liên Xô năm 1955. Ảnh tư
liệu