Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Thứ 6 - 26/02/2016
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025)!
Nhiệt liệt chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024)!
Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!
Việt Nam - Lào: Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện
“Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”
Môi trường văn hóa - xã hội ở Đông Nam Á
 

Môi trường văn hóa - xã hội ở Đông Nam Á:

Cơ hội và thách thức trong việc hướng đến Cộng đồng ASEAN

                                                                                                                                                    PGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN

                                                                                                   Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP.Hồ Chí Minh

 

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở Kuala Lumpur tháng 11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã công bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015.

Thông qua “Tuyên bố Kuala Lumpur về ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”, các nước thành viên ASEAN khẳng định quyết tâm triển khai tầm nhìn ASEAN đến năm 2025 một cách hiệu quả và đúng lộ trình nhằm thực hiện nguyện vọng và mong muốn chung của người dân ASEAN được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, cùng chia sẻ tiến bộ xã hội và thịnh vượng cũng như cùng thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và hoài bão của ASEAN. Cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025 có đặc điểm là một cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân, được nâng lên một tầm cao mới thông qua các nguyên tắc quản trị tốt.

DSC_0192 (Copy).JPG
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói chuyện với sinh viên Đồng Nai

Bài toán về dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê đến 6-2015, Đông Nam Á có khoảng 630 triệu người, mật độ dân số đạt 122 người/km2, tương đương với châu Á và gấp 2,6 lần thế giới. Các nước ASEAN có dân số trẻ, tỷ lệ số dân dưới 15 tuổi cao (35%), hầu hết các quốc gia đang trong giai đoạn dân số vàng.

Cơ cấu dân số vàng là một cơ hội hiếm gặp, chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng 30-40 năm trong quá trình phát triển của một dân tộc. Theo dự báo cũng của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam từ năm 2010-2050 sẽ trong cơ cấu dân số vàng, trong đó giai đoạn 2015-2017, dân số Việt Nam sẽ có số người phụ thuộc thấp nhất. Theo đó, chu kỳ cực thịnh của cơ cấu dân số vàng bắt đầu vào năm 2015, đây cũng là năm Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành. Với Singapore, thời kỳ dân số vàng đóng góp khoảng 2/3 vào tăng trưởng quốc gia, giúp quốc gia này đột phá thần kỳ về kinh tế.

Tuy nhiên từ nhận định của Bloom, D. E., D. Canning and J. Sevilla: “Thất bại trong việc tận dụng các cơ hội dân số có thể tác động tiêu cực đến triển vọng tương lai một khi tình trạng thất nghiệp lan rộng, các quan hệ xã hội bị xói mòn và các nguồn lực bị cạn kiệt bởi dân số già hóa…”. Rõ ràng rằng, đối với các nước có nền kinh tế phát triển hơn trong ASEAN, như: Singapore, Malaysia, Thái Lan thì Cộng đồng ASEAN sẽ là cơ hội. Nhưng đối với các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar thì thách thức của quá trình hội nhập là không hề nhỏ. Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo, đó là cải thiện nguồn vốn con người - nguồn nhân lực ở các góc độ về y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng cuộc sống... để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, cũng cần có chính sách tận dụng lao động lớn tuổi. Tuổi về hưu ở khối nhà nước của Malaysia đã tăng lên 58 tuổi, Singapore là 62-65 tuổi. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý Việt Nam cần tránh "bẫy" thu nhập trung bình, "bẫy" đó là trình độ, chất lượng phát triển kinh tế không thể qua cái ngưỡng do chính mình tạo ra. Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines đều đã không vượt khỏi cái "bẫy" thu nhập trung bình sau những bước phát triển nhảy vọt, đáng ngạc nhiên trong suốt hai thập niên 1970-1980. Vượt qua "bẫy" bằng con đường phát triển hướng tới công nghệ cao trên nền tảng chất lượng nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật cao.

Đông Nam Á được xếp vào khu vực có dân số đông trên thế giới, chiến gần 10% số dân trên thế giới (trên 601,9 triệu người). Tỷ lệ tăng dân số cũng rất khác nhau. Trường hợp Thái Lan, Singapore và Malaysia, tỷ lệ sinh giảm đáng kể, rơi vào quốc gia dân số già. Còn các nước Indonesia, Việt Nam, Philippines, Lào thì áp dụng chính sách giảm tốc độ tăng dân số, để nâng cao chất lượng dân số.

Nhìn chung, bài toán về dân số, lao động và việc làm của các nước Đông Nam Á không giống nhau: một số nước như Malaysia và Singapore thì thiếu lao động phải nhập khẩu lao động nước ngoài, trong khi đó các nước như Việt Nam, Indonesia, Philippines lại triển khai thực hiện chính sách xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo những chỉ số tăng trưởng cho mục tiêu phát triển của quốc gia.

Ở Đông Nam Á, sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, vùng đất đỏ bazan, các thành phố và thị trấn, còn các vùng rậm, núi non hiểm trở thì rất thưa thớt. Để thực thi các chính sách phát triển đất nước, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, hiện tại các nước Đông Nam Á đều thực hiện quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Singapore là nước đầu tiên và duy nhất đến nay được công nhận là quốc gia công nghiệp mới của khu vực Đông Nam Á.

3X5A0590 (Copy).JPG

Bản sắc văn hóa khu vực

Đặc điểm tiếp theo về môi trường xã hội Đông Nam Á đó là tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều là những quốc gia đa tộc với nhiều hệ ngôn ngữ đa dạng. Do nằm ở vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc giao thương nên Đông Nam Á là nơi có thành phần tộc người tương đối phức tạp và phong phú nhất trên thế giới. Cư dân các quốc gia này đều thuộc tiểu chủng Mongoloid phương Nam, được hình thành do sự hỗn hợp giữa hai đại chủng đó là Mongoloid và Australoid. Tiểu chủng Mongoloid phương Nam lại phân thành 4 loại hình nhân chủng khác nhau đó là Nam Á, Indonesien, Vedoid va Negrito.

Với vị trí địa lý đặc biệt là ngã tư đường của những nền văn hóa lớn trên thế giới, khu vực các nước ASEAN trở thành nơi tiếp nhận gần như toàn bộ các tôn giáo lớn xuất hiện trong lịch sử nhân loại, các tôn giáo này thâm nhập và bén rễ suốt 2.000 năm trên khắp các vùng lãnh thổ.

Nhìn chung, các tôn giáo khi xâm nhập vào Đông Nam Á, trong quá trình phát triển đều bị biến đổi theo hoàn cảnh của mỗi địa phương như đạo Phật ở Việt Nam, đạo Thiên Chúa ở Philippines, Islam giáo ở Indonesia... đồng thời một số nước như Việt Nam đã hình thành các tôn giáo mới như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo…

3X5A0818 (Copy).JPG
Giao lưu văn hóa - sắc màu Asean tại Đồng Nai (31.12.2015)

Như vậy, văn hóa Đông Nam Á là một quá trình “trầm tích” của các lớp văn hóa (nội sinh, ngoại sinh) tạo thành một tổng thể văn hóa. Văn hóa Đông Nam Á không phải là lớp mới thay thế lớp cũ mà là một quá trình hội tụ, tái tạo năng động, sáng tạo làm thành cốt lõi văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển. Đó là sự thống nhất của tiến trình phát triển văn hóa Đông Nam Á.

Hiện có thể tạm gọi xu thế toàn cầu hóa là sự hội nhập văn hóa Đông - Tây, sự đan xen văn hóa Đông - Tây. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa không phải là quá trình tương tác một chiều dù là nhìn từ góc độ vĩ mô hay từ góc độ vi mô.

Theo đó, văn hóa ASEAN có thể phát huy mặt tích cực trên để phát triển văn hóa của mình. Mặc khác, tích cực sưu tầm, bảo quản những di sản văn hóa truyền thống để phát huy những mặt tích cực, lợi ích của nó cho công cuộc xây dựng kinh tế văn hóa ở mỗi quốc gia Đông Nam Á trong hiện tại và tương lai.

Các nước ASEAN từ khi mới thành lập đến nay đã, đang và sẽ tiếp tục vừa hướng ngoại “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu” vừa hướng nội: đẩy mạnh liên kết hợp tác khu vực tìm “tương đồng trong khác biệt” để cùng phát triển, xây đắp vững bền bản sắc văn hóa khu vực. Như chia sẻ của ông Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, thuộc Đại học Quốc gia Singapore tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 diễn ra tại Bandar Seri Begawan - Thủ đô Brunei vào tháng 4-2013: “ASEAN không bao giờ “cắm đầu cắm cổ” tiến về phía trước. Họ tiến hai bước, lùi một bước rồi bước sang bên một bước và cuối cùng họ đến được đích”.

DSC_0061 (Copy).JPG

Sinh viên trường Đại học Đồng Nai tại buổi nói chuyện chuyên đề Asean

 

Liên kết webiste

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đồng nai

Địa chỉ: Số 233, Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

ĐT: (02513) 843.909 - Email: dufo.dn@gmail.com​

Số giấy phép hoạt động: 40/GP-TTĐT​ ngày 10/6/2021