Trong
lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng
ta luôn chú trọng
việc
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
coi đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản
trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính
vì vậy, sự nghiệp giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân
ta trải qua các thời kỳ khác nhau đã luôn nhận được sự đồng
tình, ủng hộ, giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế, trong đó có sự chung tay của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài.
.JPG)
Bà Bùi Ngọc Thanh, Chủ tịch Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai tiếp tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến
tìm hiểu thông tin tại Liên hiệp.
Các tổ
chức phi chính phủ xuất hiện từ lâu trên thế giới, hoạt động với mục đích cứu
trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói; hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận hay các mục đích khác; không chịu sự kiểm soát trực tiếp
của bất cứ chính phủ nào.
Kể từ
năm 1986, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động.
Trên cơ sở đó, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ngày càng tăng về số
lượng và giá trị viện trợ, đóng góp nhất định vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo
Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) hiện nay, Việt Nam có quan hệ với trên
1.000 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó 500 tổ chức phi chính phủ nước
ngoài đăng ký hoạt động thường xuyên với tổng giá trị viện trợ ở mức trên dưới
300 triệu USD mỗi năm. Các hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài được triển khai trên khắp cả nước, chủ yếu thông qua các chương
trình, dự án hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo tập trung vào các lĩnh vực:
Y tế, giáo dục, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội.
Đồng
Nai tuy là tỉnh lợi thế về phát triển công nghiệp, song hiện còn 65% dân
số sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hơn 100.000 người thuộc 36 dân
tộc thiểu số, cuộc sống người dân còn vô vàn những khó khăn, nhất là các vấn đề
về xã hội, nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường... Vì thế, nguồn viện trợ từ các
tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào sự phát triển chung của tỉnh là rất cần
thiết và phù hợp.
Với chủ trương huy động mọi nguồn
lực để phát triển kinh tế, xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
2509/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước
ngoài trên địa bàn tỉnh.
Kết quả tính từ giai
đoạn 2014-2017 đã có gần 100 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến triển
khai 188 dự án, với tổng vốn đầu tư 6.549.741 triệu USD (trên 148 tỷ đồng). Các
dự án bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho một bộ phận nhân dân, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh
khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật. Mặc dù quy mô các dự án viện trợ phi chính phủ chưa
lớn, song công tác phi chính phủ nước ngoài của Đồng Nai đã tạo được niềm tin
cho các nhà tài trợ, được đánh giá hiệu quả và mang tính bền vững, nhiều nhà
tài trợ đã tăng thêm nguồn vốn so với ký kết thỏa thuận ban đầu.
Nhìn
chung các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không chỉ góp phần
tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo mà còn tăng cường sự hiểu biết, là cầu nối
xây dựng tình cảm hữu nghị giữa Việt Nam, tỉnh Đồng Nai với các nước trên thế
giới. Thông qua việc tiếp xúc, giới thiệu, giúp cho bạn bè quốc tế hiểu biết
hơn về Việt Nam, có tình cảm, yêu mến và nhiệt tình ủng hộ Việt Nam cũng như
tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng góp phần
tích cực đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, không đúng sự thật, áp đặt
chống Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; đồng thời
nâng cao năng lực, kỹ năng hội nhập quốc cho lực lượng tham gia vào công tác
này.
.JPG)
.JPG)
So với
các địa phương khác trong cả nước thì Đồng Nai được đánh giá là tỉnh phát
triển. Vì thế công tác vận động các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào tỉnh không
mấy thuận lợi. Mặt khác, nhận thức của cấp ủy ở một số địa phương, đơn vị về
công tác này chưa đầy đủ, dẫn đến việc phối hợp triển khai thực hiện còn lúng
túng, mất nhiều thời gian; công tác tiếp cận thiết lập quan hệ và vận động viện
trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó
khăn; hệ thống văn bản pháp quy của ta về phi chính chính phủ nước ngoài chậm
đổi mới, nhiều văn bản đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chưa tạo ra
hành lang pháp lý thông thoáng để tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động.
Để
công tác phi chính phủ nước ngoài đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, tỉnh
Đồng Nai sẽ thường xuyên phổ biến, quán triệt tới các cấp, các ngành, địa
phương các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân tỉnh về vận động,
quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tăng cường tập huấn cho
đội ngũ các cấp về kỹ năng vận động, xây dựng, quản lý dự án nhằm nâng cao nhận
thức về vai trò, ý nghĩa của nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong sự phát
triển kinh tế – xã hội của tỉnh; phối hợp chặt chẽ đồng bộ cả về cải cách hành
chính đi đôi với vận động, quản lý dự án phi chính phủ nước ngoài hiệu quả, tạo
điều kiện thuận lợi và niềm tin đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
khi đến Đồng Nai.
Bùi Ngọc Thanh
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị tỉnh Đồng Nai